Lịch sử Tụ điện

Bốn bình tích điện Leyden ở Bảo tàng Boerhaave, Leiden, Hà Lan

Vào tháng 10 năm 1745, Ewald Georg von Kleist ở Pomerania nước Đức, phát hiện ra điện tích có thể được lưu trữ bằng cách nối máy phát tĩnh điện cao áp với một đoạn dây qua một bình thủy tinh chứa nước.[2] Tay của Von Kleist và nước đóng vai trò là chất dẫn điện, và bình thủy tinh là chất cách điện (mặc dù các chi tiết ở thời điểm đó được xác nhận là miêu tả chưa đúng). Von Kleist phát hiện thấy khi chạm tay vào dây dẫn thì phát ra một tia lửa điện lớn và sau đó ông cảm thấy rất đau, đau hơn cả khi chạm tay vào máy phát tĩnh điện. Sau đó một năm, nhà vật lý người Hà Lan Pieter van Musschenbroek làm việc tại đại học Leiden, phát minh ra một bình tích điện tương tự, được đặt tên là bình Leyden.[3]

Sau đó Daniel Gralath là người đầu tiên kết hợp nhiều bình tích điện song song với nhau thành một quả "pin" để tăng dung lượng lưu trữ. Benjamin Franklin điều tra chiếc bình Leyden và đi đến kết luận rằng điện tích đã được lưu trữ trên chiếc bình thủy tinh, không phải ở trong nước như những người khác đã giả định. Từ đó, thuật ngữ "battery" hay tiếng việt gọi là "pin" được thông qua.[4] Sau đó, nước được thay bằng các dung dịch hóa điện, bên trong và bên ngoài bình layden được phủ bằng lá kim loại. Để lại một khoảng trống ở miệng để tránh tia lửa điện giữa các lá. Bình layden là bình tích điện đầu tiên có điện dung khoảng 1,11 nF (nano Fara).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tụ điện http://www.capacitorlab.com/low-esr-capacitor-manu... http://electronics.howstuffworks.com/capacitor.htm... http://www.iequalscdvdt.com/ http://www.robotplatform.com/electronics/capacitor... http://www.sparkmuseum.com/BOOK_LEYDEN.HTM http://vi.wikibooks.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%... http://www.electronics-tutorials.ws/capacitor/cap_... https://books.google.com/?id=oIW915dDMBwC&lpg=PA13... https://books.google.com/?id=uwgNAtqSHuQC&printsec... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Capaci...